Tặng Ebook 7 TUYỆT CHIÊU KHI MUA XE CŨ MÀ NGƯỜI BÁN KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT
Làm thế nào để mua xe cũ không bị hớ? Làm sao để biết số Kilomet thực tế của xe? Mua xe về cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để bảo dưỡng, sửa chữa? Kinh nghiệm mua xe máy cũ giá rẻ, chạy ít, xe nguyên bản là gì? Tuyệt chiêu trả giá như thế nào để mua được xe giá rẻ hơn thị trường từ 5-10%?
KENSA sẽ phơi bày tất cả 7 kinh nghiệm xương máu đi mua xe máy cũ, giúp bạn có thêm kiến thức để tự tin đi mua xe cũ
1. Không mua xe rớt đầu, đại tu làm máy lại
Cụm máy (động cơ xe) là phần có giá trị cao nhất của chiếc xe. Nếu xe đã rớt đầu làm máy thì giá xe sẽ giảm ít nhất 10 triệu đến 100 triệu so với xe nguyên bản.
“Rớt đầu” là thuật ngữ trong ngành xe, ám chỉ việc chiếc xe đã phải mở máy ra đại tu lại, không còn nguyên bản. Xe đại tu là do
- đã đi quá nhiều (hơn 150,000km) hoặc
- do không được chủ cũ chăm sóc bảo dưỡng đúng cách. Có thể là quên thay nhớt, thay nhớt dỏm, chở nặng hoặc từng ngập nước.
Theo kinh nghiệm của KENSA chúng tôi thì khoảng 40% xe máy cũ bán ra đều đã đại tu làm máy lại. Và đa số đều được bán bằng giá với xe nguyên bản. (Người mua không biết kiểm tra xe sẽ mua hớ, còn người bán thì cười thầm vì “lừa được gà – lời quá đậm”)
Cách phát hiện xe máy cũ đã rớt đầu
- Kỹ thuật cơ bản: đối với xe số, bạn hãy nhìn vào các con ốc đầu piston, ốc cố định đầu nòng và thân máy, ốc cố định máy và khung sườn xe. Đối với xe ga, bạn phải chịu khó mở thùng xe dưới yên để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu xây xướt, đầu ốc rỉ sét, toét đầu có nghĩa là xe đã bị sửa chữa nặng. Tuyệt đối không mua.
- Kỹ thuật nâng cao: trình độ “bùa xe” năm 2020 đã đạt cảnh giới cao hơn, vì vậy một số lò đại tu xe khéo léo tới mức xe đã rớt đầu đại tu máy lại mà những con ốc đầu đó vẫn mới nguyên. Để phát hiện, bạn cần phải biết cách xe tiếng máy, đánh giá bộ hơi của xe thì mới biết chính xác 100%.
2. Không mua xe tai nạn, té ngã nặng
Một số dòng xe côn tay tốc độ cao như Exciter cũ, Raider cũ, Satria cũ hoặc Winner cũ rất được các tay đua tốc độ ưa chuộng. Chạy nhanh thì việc té ngã là tất yếu. Nếu mua phải những xe này thì bạn sẽ tốn rất nhiều tiền để sửa chữa (vì người bán chỉ khắc phục tạm thời, bạn mua về 2-3 tháng mới thấy xe phát bệnh). Ngoài ra, nếu xe tai nạn nặng đâm chết người thì còn rất xui xẻo.
Cách phát hiện xe máy bị tai nạn
- Kỹ thuật cơ bản: chạy thử xe. Nếu đầu xe rung lắc, đảo, tay lái nghiêng, hoặc nặng thì có thể đã té nặng. Tuy nhiên, tất cả đều có thể mông má lại được. Sau 2-3 tháng xe chắc chắn phát bệnh trở lại
- Kỹ thuật nâng cao: nhìn các dấu hiệu ép lại chảng ba (cùm kết nối giữa phuộc trước và cổ lái). Hoặc khung sườn xe có dấu hiệu hàn nối. Hoặc mâm xe không phải là nguyên bản. Cổ xe (ghi đông tay lái) đã được thay mới. Xe được sơn lại (dùng thiết bị để kiểm tra)
- Không mua xe đã đi quá nhiều, hoặc bị tua lại đồng hồ quá trắng trợn
KENSA dám khẳng định 99% xe cũ bán ra trên mạng (chotot, muaban, 2banh, webike) đều được người bán tua lại đồng hồ kilomet.
Có những xe tua nhiều đến mức chúng tôi đi kiểm tra phải thấy “xấu hổ thay cho người bán vì họ quá trơ trẽn”. Chiếc xe tàn hơn 10 năm tuổi mà dám tua lại 10,000km. SH Ý 2006 hàng nát dọn lại mà dám khẳng định xe nữ, ít đi, chỉ đi 11,000km?
Theo kinh nghiệm, bạn không nên mua lại chiếc xe đã đi trên 70,000km. Ở giới hạn này, đa số xe sẽ cần phải bảo trì, thay thế khá đắt tiền; thậm chí phải đại tu lại máy (ít thì 7 triệu, nhiều thì 30 triệu và tối thiểu 1 tuần để làm máy).
Nếu không bảo dưỡng lớn, xe chạy rất ì, tốn xăng, hay hỏng vặt. Nếu cố chạy sẽ hư dây chuyền tới các phụ tùng khác, khiến bạn cháy túi vì suốt ngày phải đi sửa xe.
Thủ thuật cơ bản kiểm tra ODO (Kilomet) thật của xe
Xin mời bạn Tải eBook bản đầy đủ để đọc nhé
——————————–
Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm kiểm tra xe SH Ý cũ nhập khẩu không bao giờ bị lừa
Xem thêm: Bí quyết đánh giá uy tín người bán qua tin rao
Xem thêm: Cách nhận biết xe có thực sự là chính chủ hay không