BÍ KÍP MUA XE MÁY CŨ CHỢ TỐT: nhận diện NGƯỜI BÁN LỪA ĐẢO!

Cập nhật mới nhất: 01/03/2023. Đăng ngày: 17/07/2020.

Bạn đang phân vân có nên mua xe máy cũ Chợ Tốt hay không? cách mua xe máy cũ ở chợ tốt như thế nào? làm sao để biết mình đang mua xe còn nguyên bản? Liệu người bán có nói thật về tình trạng của xe? KENSA – Dịch vụ Thẩm định xe cũ có tâm sẽ chia sẻ lại kinh nghiệm mua xe máy cũ qua chuỗi bài viết “Bí kíp mua xe máy cũ ở Chợ Tốt mà người bán không muốn bạn biết”. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách “Nhận diện chân tướng người bán xe máy cũ chỉ qua cách đọc tin rao”. Sự thật đằng sau lời rao “đường mật” của người bán là gì? Cách đọc tin rao để không bị mua lầm, mua hớ phải xe gian, xe đã đại tu?

*Nội dung bài viết được chia sẻ bởi KENSA kiemtraxecu.com – Chuyên gia thẩm định xe cũ

gia-xe-sh-150i-2022-chotot

giá xe SH 150i 2022 khiên bạn hoa mắt trên Chợ Tốt?

Cách đăng tin rao sẽ 99% phản ánh chất lượng chiếc xe cũ

Ông cha ngày xưa luôn dạy “Nét chữ nét người”. Muốn đánh giá ai đó bạn hãy xem cách người đó viết, xem ý tứ câu chữ của họ. Một người bán xe uy tín, rõ ràng thì tin rao cũng phải rõ ràng, chính xác.

Còn một người đã có ý định không tốt thì câu chữ lúc nào cũng có gì đó mập mờ. Nếu xe ngon, chất thì việc gì họ phải “đánh lận con đen” hay dùng từ “tâng bốc thái quá”?

Như vậy, nếu bạn có thể nhận ra dấu hiệu mập mờ khả nghi thì bạn đã tránh được một nguy cơ mua phải xe máy cũ, ô tô cũ chất lượng tồi giá cao. Hãy đọc tiếp để biết thế nào là một tin rao mập mờ nhé.

Cách nhận diện một đăng tin rao bán xe máy cũ mập mờ, uy tín không rõ ràng

Những người bán mập mờ thường có những cách đăng tin rao  “rất ngọt, không thể tuyệt vời hơn”. Tất cả nhằm phủ đầu tâm lý bạn là “xe ngon, giá rẻ, kèo thơm rất hiếm gặp” và “bạn nên xem xe sớm nếu không người khác sẽ mua trước bạn”. Phương Tây hay gọi là “The deal is too good to be true

1. Cố tình dùng Năm đăng ký thay cho Năm sản xuất (đời xe)

Chiêu thức này thường được áp dụng với xe SH Ý cũ. Ví dụ SH Ý 150i cũ có năm sản xuất là 2009, nhưng lúc rao lại ghi là “Bán SH Ý 2013”, thậm chí là “Bán SH Ý ĐK2019”, hoặc phổ biến nhất là dùng từ “Đăng ký lần đầu”.

Ví dụ: xe SH Ý sản xuất 2010, nhưng tiêu đề ghi là Bán SH Ý 2011, bên trong ghi là ĐKLĐ 2011.

Mục đích là lập lừa nâng đời xe nhằm bán giá cao. Hoặc tạo ấn tượng là xe đời cao chắc là phải mới lắm.

KENSA chúng tôi khuyên bạn nên cẩn thận tỉnh táo trước chiêu trò “đánh lận con chữ” này.

Lời khuyên: Bạn nên biết cách đọc thông số trên cà vẹt xe máy cũ

Để tránh mua hớ giá một chiếc xe nâng đời, hoặc mua lầm một chiếc xe đời cũ, được mông má thay vỏ để lên đời cao. ví dụ: SH đời đầu 2004, thay vỏ xong đăng bán là “Bán SH Ý 2012 giá rẻ”, hoặc @, Dylan được độ thành SH và rao bán là “Bán SH Ý nhập mới tinh”

cavet-xe-sh-y-9
Số khung trên cà vẹt xe SH Ý thường không đủ 17 ký tự, hoặc thậm chí có 1 số dòng xe Honda 150cc không ghi rõ là xe Dylan, @ hay là xe SH

Năm sản xuất (đời xe) hoàn toàn khác với năm đăng ký lần đầu và năm đăng ký gần nhất.

Năm sản xuất: hay còn gọi là đời xe. Là năm mà chiếc xe được xuất xưởng khỏi nhà máy (ví dụ nhà máy Honda, Yamaha, Piaggio).

Nếu không biết xem đời xe thì rủi ro là: bạn sẽ “mua hớ” một con xe máy cũ sản xuất năm 2009 nhưng lại được phù phép là 2011, 2012 (Ví dụ: xe Vespa LX 2010 thường được rao 2012 có phun xăng điện tử FI để bán giá cao)

3 cách để xem năm sản xuất (đời xe) máy

  1. Dựa vào kinh nghiệm mua bán xe lâu năm. Nhìn chữ cái thứ 7 (từ bên phải qua) của số khung sẽ cho biết đời xe.
  2. Tự Google số khung để biết đặc trưng của từng đời xe là gì (màu sắc, tem, thông số trên số khung số máy, thông số trên phụ tùng).
  3. Dùng dịch vụ tra cứu số khung, tra cứu biển số xe máy để biết chính xác xe sản xuất năm nào. Nhân tiện check luôn an ninh xe: có trộm cắp, có chính chủ không, biển số giả hay thật. Tham khảo thêm Cách check gốc xe máy miễn phí tại đây
Vespa LX 2010, phân biệt Vespa LX 2010 và Vespa LX 2011ie
chú thích hình: Vespa LX 2010 đang rao bán là LX 2011 – ảnh có tính chất minh họa

tra-cuu-bien-so-xe-may-online-kensa-triumph-bonneville-2012-so-khung-so-may

Năm đăng ký lần đầu trên cà vẹt là gì?

Là năm mà chiếc xe được cơ quan công an cấp giấy phép lưu hành lần đầu tiên ở Việt Nam. Một chiếc xe sản xuất năm 2009, nhưng nó có thể tồn kho tới năm 2013 mới bán, hoặc con buôn cố tình ôm hàng tới năm 2013 mới đem ra bán. Cách xem: nhìn góc dưới bên trái của cà vẹt xe máy (chỉ áp dụng cho cà vẹt màu xanh)

cách đọc cà vẹt xe máy cũ
cách đọc cà vẹt xe máy cũ. Xe Piaggio Vespa LX này sản xuất 2011, ĐK lần đầu 2011, đăng ký mới nhất năm 2016

Năm đăng ký mới nhất trên cà vẹt là gì?

Ngày ĐK mới là ngày tháng nằm ở góc dưới bên phải của cà vẹt xe. Đây là thời điểm gần đây nhất mà chiếc xe được sang tên qua người chủ hiện tại của chiếc xe. Một chiếc xe sản xuất năm 2009, đăng ký lần đầu năm 2013, đăng ký lần gần nhất năm 2020 là điều bình thường. Rất có thể chiếc xe này đã qua 3,4 thậm chí 10 đời chủ (cửa hàng, cò mồi, lái buôn sang tay nhau nhiều lần trước khi tới tay người dùng thực sự); hoặc xe xấu nát, chủ xe quá nản nên vừa mua xong đã bán sang tay cho người khác.

Mẹo mua xe máy cũ: nếu năm đăng ký gần nhất chỉ cách thời điểm bạn đi xem xe vài tháng thì người bán thì chắc chắn là mua bán xe chuyên nghiệp (cò lái môi giới cá nhân hoặc cửa hàng). Họ mua lại xe của chủ cũ, sau đó sang tên và rao bán (mặc nhiên tự nhận mình là chính chủ!)

Ví dụ: năm đăng ký mới nhất trên cà vẹt là tháng 2 năm 2020 mà ngày rao bán xe là tháng 5/2020.

Lời khuyên khi đọc tin rao bán xe máy cũ:

  • bạn phải biết cách nhận diện năm sản xuất, năm đăng ký lần đầu (để kiểm tra lại lời rao của người bán)
  • nếu người bán không đăng hình cà vẹt thì bạn phải hỏi ngày đăng ký gần nhất là ngày nào
  • nếu nhận diện được người bán là cò lái, môi giới, cửa hàng xe thì bạn nên đi cùng với người có chuyên môn kỹ thuật cao để kiểm tra xe máy cũ trước khi mua
ca-vet-xe-may-mau-vang-co-nam-nao-kensa
Từ năm 2021, giấy đăng ký xe sẽ chuyển từ giấy sang nhựa tổng hợp có mã QR và nền màu vàng thay vì màu xanh như hiện nay. Chỉ còn hiển thị ngày đăng ký xe mới nhất ở góc dưới bên phải.

Lưu ý: đối với cà vẹt màu vàng thì không còn hiển thị Ngày đăng ký lần đầu. Do đó, rất nhiều người không hiểu biết đã bị lừa mua xe qua nhiều đời chủ, vì cà vẹt chỉ còn hiện ngày đăng ký mới nhất. Để biết xe qua bao nhiêu đời chủ, ngày đăng ký lần đầu năm nào thì bạn có thể tham khảo dịch vụ tra cứu check gốc xe máy tại đây

2. Người bán xe cũ cam kết rất hùng hồn, nhưng khi bị phát hiện thì chối bay chối biến

Những cam kết “đường mật” hấp dẫn thường thấy là

  • bao xe nguyên zin, chưa rớt đầu, chưa chẻ máy, ai phát hiện tặng luôn xe => Ai làm chứng cho cam kết của anh?
  • xe mới nguyên không một vết trầy, “ai phát hiện thì cứ 1 vết trầy tặng ngay 1 triệu!?” => Không lẽ sang xem xe rồi đôi co tranh luận với anh là chỗ này trầy, chỗ kia trầy rồi tính tiền?
  • xe nguyên zin 100% => một chiếc xe cũ còn zin 100% là rất rất hiếm, trừ khi là xe mới sản xuất 1-2 năm.
cách mua xe SH cũ chợ tốt
Tin rao bán SH cũ chợ tốt – Ảnh mang tính chất minh họa

Tuy nhiên, khi bạn đến xem xe và phát hiện ra lỗi (thường là lỗi tinh vi, nhưng Công ty dịch vụ giám định xe máy cũ kinh nghiệm lâu năm sẽ phát hiện được) thì người bán lại cố tình chối cãi, nhằm thoát tội (hoặc vì sĩ diện, không muốn mất mặt cửa hàng).

Đây là chiêu bài tâm lý mà người bán muốn phủ đầu bạn. Mục đích là để bạn bớt hoài nghi, tin rằng chiếc xe ngon và chủ quan khi đi xem xe (vì nghĩ rằng xe đẹp).

Người thiếu kinh nghiệm sẽ (hầu như) không thể biết được một chiếc xe đã rớt đầu, chẻ máy hay chưa. Kết quả là mua “hớ” rất nhiều tiền. Ít thì cũng 5 triệu đối với xe số, nhiều thì 50-80 triệu đối với xe SH Ý.

Xem video trên Facebook KENSA: Xe rớt đầu là gì? có nên mua không?

Lời khuyên: khi bạn gọi điện cho chủ xe, hãy lập tức ghi âm và hỏi chủ xe “có sẵn sàng viết giấy cam kết đúng như lời hứa, nếu nói sai sẽ hoàn tiền  lại cho khách hàng hay không?” hoặc “nếu nhân viên kỹ thuật đi cùng mà chỉ ra được những điểm không giống như cam kết thì phải bán giá thấp hơn 10 triệu đến vài chục triệu”

Tốt nhất là bạn nên tìm người quen có hiểu biết về xe, biết cách định giá, chẩn đoán lỗi của xe đi cùng. Nếu bạn chưa có thì có thể tìm dịch vụ “Thuê thợ xem xe máy cũ” của KENSA.

3. Hình ảnh không chứng minh được với lời rao bán xe cũ trên Chợ Tốt Xe

  • Tin rao thì “xe như mới, nguyên zin” => Hình ảnh thì mờ ảo, cố tình chụp khuất góc, không minh chứng được những gì vừa rao
  • Xe chính chủ sang tên => Hình cà vẹt cố tình chụp thiếu góc phải bên dưới, vì sẽ khiến người xem biết được xe này vừa mới sang tên đổi chủ, đích thị là cò lái.

Mục đích của những người bán này là “tạo sự bí ẩn, khiến bạn tò mò” phải đi xem xe, hòng âm mưu lừa gạt bạn. Vì những người đọc tin này mà vẫn đi xem xe chứng tỏ là “rất gà mờ” và dễ làm thịt.

kinh nghiệm mua xe sh cũ
Ảnh xe SH Ý cũ chụp rất mập mờ, bảng số không rõ ràng, tin này không thấy chủ xe đăng hình cà vẹt. Chiêu trò đã xưa nhưng vẫn nhiều người dính bẫy.

Phải làm gì nếu biết người bán là cò lái, môi giới, cửa hàng xe máy cũ, tiệm cầm đồ?

Trên thực tế, 80-90% người bán trên Chợ tốt là những người mua bán xe máy cũ (người bán là bán chuyên hoặc cửa hàng). Người uy tín vẫn có, nhưng vẫn tồn tại song song vô số người bán mập mờ, thiếu uy tín.

Trong trường hợp bạn biết được người bán là Chuyên nghiệp, thì KENSA có một vài lời khuyên cho bạn như sau:

  1. Tiền của bạn là tiền mồ hôi xương máu, vì vậy đừng chủ quan. Tiền trong túi bạn là của bạn, nhưng một khi qua túi người khác thì đừng mơ là nó quay lại, cho dù người bán có thề non hẹn biển là “bao quay đầu, bao lỗ chỉ 10-15% để anh em thoải mái trải nghiệm”, hoặc rớt đầu thì trả full tiền.
  2. Nên học cách tự kiểm tra xe cũ, trước tiên là để loại bớt rủi ro mua xe dập, xe nát. Sau là để biết cách “chê xe”, tìm ra những nhược điểm của chiếc xe để còn thương lượng ép giá người bán.
  3. Luôn tìm cách trả giá. KENSA xin bật mí là người bán xe cũ thường có lợi nhuận ở mức 10%-20% trên giá bán. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách mang xe đi bán lại cho cửa hàng xem, giá thu vô sẽ khiến bạn giật bắn mình (vì quá thấp so với giá mà bạn thấy trên Chợ tốt đấy)
  4. Nói thẳng với họ là bạn biết họ là dân mua bán. Nhờ họ nói luôn tình trạng xe để đỡ mất thời gian qua xem xe.
  5. Luôn đi cùng người có am hiểu về xe cũ. Tuyệt đối không được tự tin thái quá vào bản thân hoặc ông anh/thằng bạn chỉ vì nó là đàn ông cũng chơi xe đó. Người bán không bao giờ lầm. Bạn nên đi cùng một chuyên gia để kiểm tra xe cũ, tốt nhất là đối tác thứ ba trung lập để bắt đúng bệnh, định đúng giá của xe.

Dịch vụ thuê thợ kiểm tra xe máy cũ – Giúp bạn mua xe đúng giá, đúng chuẩn, đúng kilomet thực tế

KENSA - Dịch vụ thuê thợ kiểm tra xe cũ, KENSA, kiểm tra xe cũ
KENSA – Dịch vụ thuê thợ kiểm tra xe cũ

KENSA cam kết kiểm tra xe máy cũ với độ chính xác gần như là tuyệt đối. Con người có lúc vẫn sai lầm, nhưng máy móc thiết bị chẩn đoán và con số thì tuyệt đối không bao giờ sai!

Đọc thêm: Trọn bộ kinh nghiệm kiểm tra xe sh ý cũ nhập khẩu không bao giờ bị lừa

Các từ khóa phổ biến

loading