Mua xe cũ: Muốn không bị lừa thì đừng hỏi những câu này
Hầu như ai đi mua xe cũ cũng đều hỏi người bán những câu hỏi khá ngô nghê. “Xe đi được bao nhiêu Kilomet rồi?”. “Máy móc có nguyên bản không?”. Người bán chỉ cần nghe hỏi là biết ngay bạn “không biết gì về xe cũ”. Họ sẽ giăng bẫy chờ sẵn bạn đến và bạn rất có thể sẽ bị lừa mua phải “xe xấu – giá cao”. Bài viết này KENSA sẽ giúp bạn biết những câu hỏi nào “Không nên hỏi người bán khi đi mua xe máy cũ” để không bị lừa.
1. Xe đi được bao nhiêu KM (Kilomet) rồi?
Đây là câu mà 99% “Gà” đều hỏi khi đi mua xe máy cũ.
bây giờ chỉ cần chưa tới 5 phút là người bán có thể tua lại đồng hồ xe để tạo ấn tượng tốt với bạn. Xe gì cũng tua đồng hồ được, từ xe số đến xe tay ga đời mới nhất.
2. Nhìn bề ngoài xe: “Xe có bị xây xước chỗ nào chưa?”
Đa số người bán đều dọn – tân trang lại xe theo trình tự như sau
- Tháo dàn nhựa
- Rửa xe bên trong và bên ngoài
- Nếu trầy ít: sơn dặm lại
- Nếu trầy nhiều, xe xấu nát, tai nạn: sơn lại toàn bộ.
- Thay các chi tiết bị hao mòn như tay thắng, cùm ga, gác chân, bọc lại yên xe.
- Dán tem mới (99% là tem giả để tiết kiệm chi phí)
Vì vậy, xe nhìn rất mới, bóng loáng. Nếu bạn hỏi “Xe có bị xây xước không” chứng tỏ bạn không thể phân biệt được xe tân trang hay chưa.
Tân trang xe là chiêu thức rất độc để Đánh Lừa thị giác của bạn.
3. Khuyến mãi của người bán: Mua xe có khuyến mãi gì không?
Nghe câu này thì người bán sẽ biết bạn thích được tặng quà. Họ sẽ lập tức đánh vào lòng tham của bạn.
Họ sẽ tặng bạn nhớt, rửa xe miễn phí, hoặc thay mới các phụ tùng.
Mục đích của Việc này là để bạn chú tâm vào tiểu tiết mà quên đi việc lớn “Chiếc xe này có phải là xe bùa – xe dọn lại không? Có đáng để tôi mua hay không?”
Đọc thêm: Kinh nghiệm mua xe sh ý cũ nhập khẩu không bao giờ bị lừa
4. Cam kết hứa hẹn của người bán: “Mua xe có bảo hành gì không?”
Người bán rất mạnh miệng:
- “Bảo Hành 2 năm luôn, hư quay lại đây không tính tiền….công!?”
- “Tôi bao xe này zin hết cả Sài Gòn luôn”
- “Bao xe SH chưa rớt đầu, rớt đầu quay lại trả tiền”áyự t
Sự thật về 2 từ “Bảo Hành” và “Bao”
- Cam kết bảo hành là từ luôn bị người bán lạm dụng để lừa bạn nhất. Ngay cả hãng Honda, Yamaha còn chưa rõ ràng về chính sách bảo hành của họ thì làm sao bạn có thể tin tưởng vào lời hứa miệng của người bán xe cũ?
- Mua bán xe là giao dịch dân sự. Khi có tranh chấp, công an sẽ không giải quyết cho bạn. Lúc đó tiền mất, tật mang, bạn mới là người thiệt hại.
Lời khuyên: Yêu cầu cửa hàng viết giấy bảo hành có dấu mộc. Nếu mua bán tại nhà của cá nhân, đừng tin vào lời hứa “bao zin”, hãy kiểm tra đúng tình trạng xe, ngay tại lúc mua!
5. “Có bớt không anh?”
Khi bạn hỏi câu này chứng tỏ bạn đang “Không biết trả giá như thế nào”.
Bạn muốn thương lượng nhưng rõ ràng bạn đang ở thế yếu.
Bạn muốn mua lắm rồi nhưng chỉ hỏi với hi vọng là người bán “bớt thêm chút nào hay chút đó”
Người bán sẽ trả lời theo 2 kịch bản:
- “bán sát giá”, “không bớt”, “bán xe này không có lời”.
- “bớt chút đỉnh 300,000 hoặc 500,000”
Lời khuyên:
- Tuyệt đối đừng để người bán biết là bạn quá thích chiếc xe này.
- Tuyệt đối đừng tin “Bán xe không có lời hoặc lời ít”
- Người bán xe cũ thường kiếm lợi nhuận từ 10-20% trên giá bán xe. Hãy dựa vào đây mà trả giá.
6. Chiêu bán hàng:
Người bán sẽ liên tục nghe điện thoại, hoặc bố trí người nhà đóng vai khách đi xem xe. Hòng để tạo sức ép, tạo nhu cầu ảo. Hãy bình tâm như vại, không vội vàng, vì không xe này thì bạn vẫn có thể mua xe khác (chúng tôi đều kiểm tra cho bạn miễn phí)
7. Ắc quy:
Hãy thay mới ắc quy sau khi mua (chi phí chỉ từ 300.000vnđ). Đa số cửa hàng đều dùng các ắc quy tạm thời để giảm chi phí. Bạn sẽ không còn phải lo lắng không khởi động được xe vào sáng sớm nữa.
8. Giấy viết tay bao tranh chấp:
Không có hiệu lực pháp lý. Đây chỉ là hình thức lừa đảo nhằm bán xe cho bạn. Hầu hết là xe gian.
Nếu bạn cảm thấy chưa đủ tự tin để đi kiểm tra xe cũ thì có thể nhờ thợ kiểm tra xe cũ KENSA đi cùng bạn