1. Các chi tiết bên ngoài.
- Sơn ngoại thất: phải đồng đều, láng, không lồi lõm.
- Kiểm tra đèn pha cốt, xi nhan, đèn sương mù, đèn hậu,… xem có bị hư bóng nào không.
- Kiểm tra kính chắn gió có vết nứt hay dấu vết thay mới không. Nếu đã thay mới, chứng tỏ xe đã bị đâm đụng, hoặc bị phá hoại.
- Xem lốp xe, nếu xe ít chạy, lốp zin ít mòn, lốp sơ cua còn nguyên thì đó là xe tốt
- Xem kỹ các kẽ hở, đường chỉ, rãnh xe xem có bị biến dạng hay không.
2. Mặt trong vỏ.
- Ốc cánh cửa: nếu ốc cửa có dấu vết vặn ra, tức là đã bị gỡ ra để gò hàn.
- Keo chỉ/ mép cánh cửa và nắp capô: đây là chi tiết dễ khó thay thế khi bị tác động. Keo chỉ còn nguyên sẽ có độ đàn hồi khi bấm tay vào, nếu bị cứng hoặc không đàn hồi thì xe đã được làm lại.
- Độ mòn của mấu cửa (khóa ngậm, ngàm ngậm), nếu quá mòn chứng tỏ xe đã mở ra/đóng lại nhiều.
3.Kiểm tra khung gầm
- Khung sườn ô tô
- Kiểm tra khung gầm có thể được chia làm 3 phần như sau:
1. Các chi tiết khung gầm động cơ: xương giằng trước, đầu sắt xi, xương tai và bát bèo trái/phải, thanh đỡ gầm.
2. Khoang người lái, các trụ A/B/C/D và viền xung quanh, sàn xe, các hốc bánh xe.
3. Khoang lốp sơ cua.
4.Kiểm tra động cơ
Ở bước này ta cần kiểm tra máy ở 2 thời điểm: khi máy chưa nổ và khi nổ máy.
1. Kiểm tra khi chưa nổ máy
Quan sát ốc động cơ – hộp số: những mẫu xe bị ngập nước, hoặc xe bị đại tu, khi sửa chữa thì máy, hộp số sẽ được tháo dỡ hoàn toàn. Do đó, toàn bộ ốc máy sẽ không còn nguyên bản và có dấu vết trầy xước. Quan sát các vị trí ốc quan trọng như ốc máy, ốc cổ xả, ốc đáy các te, đáy hộp số.
2. Kiểm tra khi máy nổ
Nếu máy có âm thanh lạ, hoặc kêu to, cần nhờ thợ máy xác định âm thanh phát ra từ đâu, từ đó ước tính chi phí sửa chữa. Xe cũ bị vấn đề ở động cơ, đa phần chi phí sửa chữa rất tốn kém.
5.Kiểm tra nội thất
- Kiểm tra trần xe, sàn xe, ghế xe xem có quá dơ, quá cũ không.
- Kiểm tra cửa kính có bị ố không, có lên xuống bình thường không. Thay kính ô tô sẽ tương đối tốn kém, đặc biệt là xe cũ.
- Bảng táp lô có dấu hiệu khoan hoặc sơn lại không. Các xe chạy dịch vụ, taxi thường khoan bên dưới táp lô để đặt đồng hồ tính tiền. Dù được tân trang lại, nếu ta để ý kỹ thì vẫn có thể phát hiện các dấu vết khoan này.
- Vô lăng quá sần sùi hoặc quá cũ, cho thấy xe đã chạy nhiều.
- Kiểm tra trần xe, tay nắm, chỗ để tay,… xem có dơ bẩn, hay có dấu hiệu thay mới không
6.Lái thử
- Xe chạy êm, không giật cục, không lạng tay lái
- Xe chạy tốt trên đường cao tốc (từ 120km/h trở lên). Một số xe đời sâu do bị trục trặc ở khoang lái không thể lên được tốc độ này.
- Động cơ ít ồn, ít rung lắc. Nếu rung lắc nhiều thì không nên mua
- Chân côn (đối với xe số) nhẹ và mượt, ga đều, tăng tốc tốt.
- Các tiện ích bên trong xe (điều hòa, đèn nội thất, loa, cảm biến, camera,…) hoạt động bình thường