Năm 2023, mua xe không chính chủ có bị phạt không? KENSA
Mục lục
Hiện nay, nhu cầu mua xe đã qua sử dụng ngày càng phổ biến. Chính vì thế, những người mua xe cũ cũng cần phải thận trọng hơn. Vì rất có những chiếc xe không rõ đời chủ được rao bán gây ra nhiều rủi ro cho người mua. Thậm chí nhiều người còn lo lắng mua xe không chính chủ sẽ bị thu hồi. Vậy mua xe không chính chủ có bị phạt không?
Xe không chính chủ là gì?
Theo người dân, khái niệm xe không chính chủ hình thành khi người dân sử dụng xe không phải mình đứng tên sở hữu.
Còn theo nghị định 100 năm 2019 có quy định, lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế các loại xe mô tô, ô tô.
Trước khi tìm hiểu về việc mua xe không chính chủ có bị phạt không thì cần phải hiểu rõ các quy định về đăng ký xe mới cũng như sang tên xe cũ. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ các hình phạt cụ thể cho từng quy định.
Quy định về đăng ký xe mới và sang tên xe cũ
Hiện nay, tất cả những phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, xe máy,.. bắt buộc phải đăng ký sở hữu. Theo đó:
- Đối với những xe mua mới, chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký xe và xin cấp biển số theo quy định của pháp luật.
- Đối với những xe chuyển nhượng, mua bán, tặng hay thừa kế,… thì người sở hữu xe tiếp theo phải làm thủ tục sang tên trong thời hạn 30 ngày. Tính từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.
Sau khi đăng ký và sang tên xe, để chứng minh quyền sở hữu của chiếc xe. Người điều khiển xe cần xuất trình các giấy tờ sau: hợp đồng chuyển quyền sở hữu, đăng ký xe và các giấy tờ khác có kiên quan.
Vậy việc, mua xe không chính chủ có bị phạt không? Theo thông tư Khoản 3 Điều 6, Thông tư 15/2014/TT-BCA thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu, thì người chủ xe phải đến cơ quan làm thủ tục sang tên, di chuyển xe. Bởi nếu quá thời gian quy định, người tham gia giao thông sử dụng xe không chính chủ, sẽ bị phạt.
Mua xe không chính chủ có bị phạt không?
Hiện nay, theo luật trường hợp lái xe không phải mình đứng tên chủ sở hữu đều bị phạt. Tuy nhiên, theo Theo Điểm A, Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc không làm thủ tục sang tên xe sẽ bị phạt như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân sở hữu xe mô tô, xe gắn máy. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức sở hữu xe.
- Còn Theo Điểm I, Khoản 7, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì quy định xử phạt sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân sở hữu xe. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô hay gắn máy.
Mua xe không chính chủ cần lưu ý gì?
Lưu ý, trong nghị định không có quy định về thu hồi xe không chính chủ. Chỉ có quy định xử phạt về việc sử dụng xe không chính chủ. Điều này đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: mua xe không chính chủ có bị phạt không?
Ngoài ra, theo quy định pháp luật, các chiến sĩ công an khi tuần tra, kiểm soát không được thực tự động dừng xe để kiểm tra xe bạn đang đi có chính chủ hay không.
Trên đây là một số quy định về việc đăng ký xe cũng như hình thức xử phạt khi sử dụng xe không chính chủ. Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn khi mua lại xe máy cũ.
Nếu bạn muốn tìm mua xe máy cũ mà lo ngại về vấn đề xe không chính chủ hay xe không hợp pháp. Hãy đến với KENSA để được hỗ trợ. Dịch vụ check gốc xe máy, kiểm tra biển số xe online của KENSA sẽ giúp bạn biết được chủ sở hữu là ai. Từ đó, bạn có thể dễ dàng làm các thủ tục sang tên một cách nhanh chóng. Nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng xe không chính chủ và lo lắng việc đi mua xe không chính chủ có bị phạt không.
Những mẫu check gốc xe máy/ ô tô online của Kensa