6 bí kíp “đánh bại” cửa hàng xe máy cũ: tránh bị thuốc, mua được xe ngon.
Có nên mua xe máy cũ ở cửa hàng? Các chiêu thức trong bài chia sẻ kinh nghiệm mua xe máy cũ từ cửa hàng này sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và cảnh giác trước những cửa hàng xe máy cũ. Họ đều là những tay sừng sõi đầy kinh nghiệm, chiêu trò khi mua bán xe máy cũ. Nhân viên càng lâu năm, càng già dặn thì càng điêu luyện, khéo léo và biết cách móc túi của bạn. Bài viết của KENSA – Kiểm tra xe cũ có tâm, sẽ giúp bạn nhận biết đâu là cửa hàng xe máy cũ uy tín, cách định giá xe và kiểm tra xe máy cũ trước khi mua, để không bao giờ bị thuốc.
Có nên mua xe máy cũ ở cửa hàng không?
Hãy xem video này nếu bạn còn thắc mắc nên mua xe máy cũ ở cửa hàng hay mua xe chính chủ?
Bước 1: Tìm kiếm thông tin, tham khảo giá xe máy cũ từ trước
Tất cả các xe máy cũ trên thị trường hiện nay đều có giá mặt bằng chung. Để bạn không bị “ngợp” trước sự điêu luyện của cửa hàng bán xe cũ, cũng như thương lượng được mức giá sát với thực tế, bạn hãy sử dụng thủ thuật sau.
Đầu tiên, bạn tham khảo giá bán chính thức công bố trên website cửa hàng, sau đó tham khảo thêm ở các website mua bán xe máy cũ khác như chotot, 2banh, webike. Bước hai là đến cửa hàng hỏi giá và thương lượng giá cả với nhân viên bán hàng tại đó, tham khảo giá ở càng nhiều cửa hàng càng tốt. Giả sử mức giá mà cửa hàng đầu tiên đề xuất với bạn sau khi thương lượng là 30 triệu đồng cùng với các ưu đãi. Dùng giá ưu đãi thấp nhất của các cửa hàng đầu tiên để trả giá cho các cửa hàng còn lại.
Cứ thế, quá trình trả giá này nên lặp lại đến khi cửa hàng không thể giảm giá được nữa. Khi nắm rõ và hiểu rõ được giá, bạn sẽ luôn trong tâm thế chủ động, không bị lúng túng trước những màn “chào giá” đầy thuyết phục của các cửa hàng bán xe cũ.
Bước 2. Bắt bài Lợi nhuận của cửa hàng bán xe máy cũ để có cách trả giá thích hợp
Mua bán Xe cũ là ngành kinh doanh lợi nhuận cao, nhưng rủi ro lớn, vì giá xe cũ sẽ lao dốc nếu xe mới giảm giá. Vì vậy, cửa hàng bán xe máy cũ sẽ tìm cách bán xe thật nhanh, xoay vòng vốn.
Ba mức giá xe máy cũ thường gặp khi bạn đi mua xe máy cũ:
- Mức 1: Giá sát nhất với giá gốc của xe, cửa hàng vừa đủ chi phí và lãi chút ít. Không cửa hàng nào muốn bán mức giá này, trừ khi họ cần thanh lý vì một lý do nào đó hoặc máy móc xe đã bị mông má, thay đồ lô, hoặc những mẫu xe rớt giá nhanh, khó bán như Piaggio Vespa LX cũ, Liberty cũ hoặc Yamaha tay ga cũ.
- Mức 2: Giá này tốt cho cửa hàng vì có lãi tương đối. Nhưng nhân viên sẽ được ít hoa hồng.
- Mức 3: Mức giá này cửa hàng lời nhiều. Nhân viên được hưởng hoa hồng cũng cao.
Thông thường giá mua xe máy cũ có khả năng thương lượng giảm được 5% đến 15% so với báo giá từ cửa hàng nên bạn cứ mạnh dạn trả giá thấp hơn 15-20%%. Giá niêm yết từ các cửa hàng thường không phải là giá thực của xe và bạn sẽ không bao giờ biết được mức giá thực này hoặc chỉ biết được sau khi mọi thủ tục mua bán đã xong.
Dù rất muốn bán được hàng nhưng các cửa hàng xe máy cũ thường có những “chiêu nắn gân” người mua hoặc nói thách. Ví dụ: “xe này hiếm, biển đẹp, bán không có lời” hoặc “em bán rẻ nhất, bao anh đi tìm chỗ khác rẻ hơn”
Nên là người mua hàng thông minh, cầm tiền trong tay, bạn nên tự tin rằng mình có thể “thắng thế” hơn 60% trong cuộc chiến thương lượng giá. Hãy sử dụng sự khéo léo tiền và quyền của mình để mua được chiếc xe yêu thích với mức giá vừa ý nhất. Vì xe máy cũ chạy lướt, giá rẻ có rất nhiều, bạn không phải sợ hết hàng.
Mẹo nhỏ để mua xe cũ giá rẻ từ cửa hàng: Hãy đi mua vào cuối tháng. Lúc này cửa hàng có áp lực doanh số cao, nhân viên cũng phải chốt sales để lãnh lương. Vì vậy, bạn cứ mặc cả thoải mái, nếu không ưng có thể chuyển sang cửa hàng khác. Dù không giảm được vài chục triệu đồng trên giá niêm yết, việc giảm 5 đến 10 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Xem thêm: Cách định giá xe máy cũ, không còn sợ bị thuốc
3. Cảnh giác mất tiền vì các chiêu “vẽ” của cửa hàng bán xe máy cũ
Nhiều khoản phí phát sinh khi mua xe là điều không thể tránh khỏi, chẳng hạn trả tiền đặt cọc để cửa hàng giữ lại xe không bán cho người khác, tiền chênh lệch để được giao xe sớm, tiền dịch vụ đăng ký, đăng kiểm xe, tiền lắp thêm các phụ kiện… Cửa hàng luôn “vẽ” ra một cách cực kỳ hợp lý, khiến bạn mua hớ với giá cao hơn giá trị thật.
Chẳng hạn về các loại bảo hiểm xe máy hiện nay có rất nhiều loại với nhiều đơn vị cung cấp. Và dễ dẫn đến việc bạn nhầm mua phải bảo hiểm không thuận lợi cho việc sửa chữa rủi ro sau này.
4. Vận dụng chiêu thức “dìm giá” khi mua xe máy cũ tại cửa hàng
Kỹ thuật đàm phán khi thương lượng giá qua điện thoại.
- Bước 1: Điện thoại đến cửa hàng, gặp nhân viên bán hàng, yêu cầu báo giá cho mẫu xe bạn định mua.
- Bước 2: Trả giá và bớt ít nhất 10% giá cửa hàng đưa ra. Rồi yêu cầu nhân viên bán hàng trả lời, cho biết mức giá sớm nhất trong 24h theo số điện thoại bạn đã đăng ký.Vận dụng thủ thuật “dìm hàng”
- Bước 3: Chưa đến 24h, bạn gọi lại cho nhân viên bán hàng và thông báo bạn đã chọn được mẫu xe đó ở cửa hàng khác có giá rẻ hơn vài triệu đến vài chục triệu.
- Bước 4: Chờ đợi. Khả năng cao nhân viên bán hàng sẽ gọi lại cho bạn và thông báo, cửa hàng đã chấp nhận bán cho bạn ở mức giá như bạn đã thông báo ở cuộc gọi trước.
- Bước 5: Bạn tiếp tục kéo dài thời gian thương lượng bằng vài cuộc điện thoại “mặc cả” nữa.
Với cách này, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền kha khá khi mua xe. Cơ sở của thủ thuật này dựa trên việc xe máy được coi như một sản phẩm có lợi nhuận cao thường là 17% đến 25% giá sản phẩm được niêm yết. Nên giá cả hoàn toàn có thể thương lượng rất nhiều.
Lưu ý: một số cửa hàng xe máy cũ rất ranh ma, sau khi giảm giá qua điện thoại, họ sẽ tìm cách luộc đồtrên xe để tối đa lợi nhuận. Vì vậy, hãy luôn đi cùng người có am hiểu về xe cũ, check lại xe trước khi giao dịch. Nếu chưa tự tin, bạn cũng có thể tham khảo thuê dịch vụ kiểm tra xe máy cũ tại đây
5. Áp dụng nhiều chiêu, nhiều chiến thuật, thay đổi linh hoạt
Để mua được xe máy cũ với mức giá tốt nhất thường sẽ có rất nhiều chiến thuật trong đàm phán. Điển hình nhất là chiến thuật “nước chảy qua đập”. Khi nước chảy qua đập rồi thì sẽ khó thể chảy ngược lại. Điều này có nghĩa là gì?
Sau khi thương lượng xong, hãy sử dụng chiêu cuôi cùng. Đầu tiên hãy giả vờ chấp nhận mức giá mà cửa hàng xe máy cũ đưa ra, thoả thuận tất cả các điều khoản bằng lời nói. Nhưng khoan đặt tiền cọc, hãy nói rằng bạn cần về bàn lại lần cuối với vợ/chồng. Sáng hôm sau, bạn đến nói với nhân viên rằng vợ/chồng ở nhà “chê” mức giá cao quá, không đồng ý mua. Khi này, vì mọi thứ đã gần như chắc chắn, phút cuối lại thay đổi, nên hầu như đa phần nhân viên bán hàng sẽ cho bạn một mức giá tốt hơn để thuyết phục luôn cả vợ/chồng của bạn ở nhà.
Cách thứ 2 là sau khi đã thỏa thuận giá cả, hãy thuê thợ kiểm tra xe máy cũ để tìm ra những khuyết điểm của xe. Dựa vào kết quả kiểm tra xe đó, bạn có thể trả giá thấp hơn hàng triệu đến chục triệu đồng. Cách này sẽ công tâm hơn cách trên, vì đã có đơn vị kiểm tra xe trung lập giúp bạn thương lượng mạnh hơn với người bán.
Tham khảo checklist 60 hạng mục cần kiểm tra trước khi bạn đi mua xe máy cũ
6. Cẩn thận với tiền cọc & lời hứa của dân buôn xe máy cũ
Có nên đặt cọc để người bán giữ xe cho bạn? Hầu hết nhân viên, cửa hàng xe cũ nào cũng đều yêu cầu đặt cọc dù lúc đó có xe hay không. Do đó, tốt hơn cả khi nhân viên hứa hẹn, bạn nên đề nghị nhân viên có ký kết đàng hoàng và có dấu và chữ kí của giám đốc trong phiếu thu.
Luôn cẩn trọng khi đặt cọc. Tuyệt đối không đặt cọc trước khi xem xe trực tiếp. Không đặt cọc mua xe cũ qua mạng. Hãy xem video bên dưới của KENSA để biết lí do tại sao.
Rất nhiều trường hợp đã đặt cọc, nhưng sau đó vì những trục trặc, mua bán không thành công và người mua mất trắng khoản tiền đặt cọc do không thoả thuận rõ ràng bằng văn bản. Vì thế nên cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đặt cọc.
Bonus #1 Nơi bán xe cũ uy tín & Đặc điểm nhận dạng (chỉ có dân trong nghề mới biết)
- Chỉ bán xe đẹp, không trà trộn xe xấu xe đẹp với nhau. Trắng đen rõ ràng, không có chuyện “vàng thau lẫn lộn”
- Thường chuyên bán 1 dòng xe, ví dụ SH, Vespa, Xe ga cao cấp hoặc xe chạy lướt dưới 10.000km.
- Luôn có cam kết Bảo hành, đổi trả xe bằng giấy tờ. Không cam kết miệng, sớm nói, chiều quên.
- Sẵn sàng cho dịch vụ kiểm tra xe cũ đến test xe, check xe. Vì họ làm việc minh bạch.
- Giá cao hơn thị trường vài triệu / xe. Tiền nào của nấy. Họ chẳng dại đi bán xe xấu giá cao, giữa thời đại cạnh tranh khốc liệt này.
Bonus #2: Những con đường, địa chỉ có nhiều cửa hàng bán xe máy cũ theo quận tại tp.hcm
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 1. cửa hàng xe máy trên đường Lý Tự trọng
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 4. cửa hàng xe máy trên đường Hoàng Diệu
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 5. cửa hàng xe máy trên đường An Dương Vương
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 8. cửa hàng xe máy trên đường Phạm Thế Hiển
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 11. cửa hàng xe máy trên đường Lãnh Binh Thăng, Lê Đại Hành
- Cửa hàng xe máy cũ Quận Tân Bình, Gò Vấp. cửa hàng xe máy trên đường Phan Huy Ích, Lê Đức Thọ
- Cửa hàng xe máy cũ Quận Tân Phú. cửa hàng xe máy trên đường Lũy Bán Bích, Hòa Bình, Vườn Lài
- Cửa hàng xe máy cũ Quận Bình Tân. cửa hàng xe máy trên đường Tỉnh lộ 10
- Cửa hàng xe máy cũ Quận 12, Hóc Môn. cửa hàng xe máy trên đường Trường Chinh và QL22, gần ngã tư An Sương
Lời khuyên KENSA dành cho bạn khi mua xe máy cũ tại cửa hàng
Bạn nên kiểm tra các loại giấy tờ xe, thậm chí cả sổ bảo hành, bảo dưỡng, hóa đơn sửa chữa xe, chìa khóa phụ, gương zin nếu có. Vì như thế sẽ chứng minh được xe được chăm sóc cẩn thận, bạn có thể mua với giá cao hơn giá xe cũ Chợ Tốt một chút.
Bạn nên có 1 chút kinh nghiệm kiểm tra xe máy cũ trước khi mua, tránh những trường hợp mua về mới biết mua phải “cục sắt vụn”. Và tốt nhất, khi mua xe, nên dẫn thêm người thân có kinh nghiệm mua xe cũ để chọn mua và kiểm tra định giá xe hộ. Tránh mua phải xe xấu nát đại tu.
Nếu bạn cần một dịch vụ thuê thợ kiểm tra xe máy cũ có Bảo Hành thì có thể tham khảo dịch vụ kiểm tra xe máy cũ chuyên nghiệp của KENSA – Thẩm định xe cũ.
Mong rằng, với các thông tin trên đây bạn đã có cho mình những thông tin chính xác để mua được chiếc xe máy cũ với giá rẻ, hoặc bán xe cũ với giá hời.
Bạn có thể xem thêm rất nhiều video về Kinh nghiệm mua xe máy cũ tại Youtube của công ty KENSA