Có nên mua xe cũ Chợ tốt: những “lời rao” có thể khiến bạn mất tiền triệu!
Bạn có chắc rằng mình đang mua xe của người dùng, chính chủ hay không? Nhìn những lời rao và hình ảnh “bán tại nhà”, người đi mua xe dễ tin rằng “mình mua xe chính chủ, xe không bị tân trang, bùa dọn lại”. Thế là chủ quan tự đi xem xe một mình. Hầu hết gặp cái kết “đắng” mua trúng xe xấu giá cao, xe phạm pháp.
Tại sao người mua xe cũ lại dễ bị đánh lừa như vậy? Câu trả lời là do “lời rao” có cánh của cò lái, cửa hàng xe cũ đã đánh trúng tâm lý “ham rẻ, ham xe chính chủ” của bạn.
KENSA muốn vạch trần những chiêu trò “rao bán” mà cò lái thường dùng để đánh lừa bạn. KENSA muốn bạn “cảnh giác hơn”, cẩn thận hơn khi đọc những tin rao “kèo thơm” như vậy. Đừng vì lời rao có cánh này mà chủ quan, lơ là không kiểm tra xe cẩn thận. Miếng phô mai miễn phí chỉ có trong cái bẫy chuột.
Xe của cò lái, cửa hàng có phải tất cả đều xấu?
Luật Pháp Việt Nam còn lỏng lẻo nên rất nhiều người bán đã lợi dụng để qua mặt khách hàng. Hầu như 99% xe cũ bán lại đều bị tua lại đồng hồ Kilomet. Ngay cả chính chủ cũng tua, vì tua cho dễ bán và vì tua lại chỉ mất 30 giây, 200,000vnđ, ở đâu cũng tua được.
Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng là người xấu. Trên thực tế, khoảng 30-40% xe của mỗi cửa hàng là xe đẹp, còn lại là xe xấu tân trang, xe đại tu dọn lại. Nếu bạn không phải là chuyên gia, bạn sẽ 5 ăn – 5 thua khi đi mua xe cũ. Khả năng bạn chọn nhầm xe xấu là rất cao.
Vì sao xe xấu, xe nát thường được cò lái, cửa hàng bán tại nhà?
Thứ nhất: là do gian thương nắm được tâm lý khách hàng “Muốn mua xe nhà, mua xe của người dùng đang đi”. Lúc đó, khách hàng sẽ bớt cảnh giác, giảm đề phòng khi đi xem xe. Người bán sẽ kết hợp với nhiều chiêu khác để đưa bạn vào bẫy. Nhiều người đi xem xe tại cửa hàng thì kéo cả nhà cùng đi, còn đi xem tại nhà thì chỉ đi 1 mình.
Xe nhà họ đang đi mà, thấy cũng yên tâm không phải xe cửa hàng” – Người mua ngây thơ cho biết.
Thứ hai: để dễ dàng trốn tránh trách nhiệm. Khi bạn mua xe tại nhà, đó là “mua đứt bán đoạn”, bạn tự chịu trách nhiệm, tự bỏ tiền sửa xe nếu mua phải một chiếc xe nát. Vì vậy, cửa hàng hoặc cò lái thường để xe xấu bán tại nhà. Còn xe đẹp thường mang ra cửa hàng. Vì họ còn giữ uy tín, thể diện của cửa hàng mình nữa.
“Xe cũ ai mà bảo hành đâu anh ơi. Anh mua về làm gì xe mới hư chứ” – Người bán tại nhà chối cãi.
Thứ ba: để giảm chi phí, bán giá rẻ lừa gà. Do không phải tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, điện nước, giá bán xe tại nhà luôn thấp hơn cửa hàng vài triệu đồng. Vì vậy, người mua xe lại càng dễ dính vào bẫy “Xe nhà, đi ít, giá cực rẻ”.
Tâm lý ham rẻ, mất cảnh giác, ham xe nhà đã khiến hàng triệu người hối hận, đau khổ khi tốn hàng chục triệu mua phải chiếc xe không vừa ý.
Những kịch bản đăng tin mà cò lái, cửa hàng hay dùng gì để đánh vào tâm lý “ham xe nhà” của bạn?
Hãy chú ý nhìn vào nội dung tin rao, bạn sẽ thấy những từ này thường xuyên được lặp lại.
- Xe của ba em đang chạy
- Xe của ông chú xuất cảnh cần bán gấp
- Xe của bà cô, chỉ để đi chợ
- Xe của nhỏ em, chỉ đi đón con
- Xe vừa mua về bị vợ la: cao quá, dắt nặng
- Con gái tôi muống bán chiếc xe này do chống chân không tới
- Xe mua cho thằng con mà giờ nó đi du học
- Xe của đứa cháu, giờ đi nghĩa vụ nên bán
- Xe mua về nặng quá, nhà cao, vợ không dắt nổi nên bán
- Mua về mà chạy không quen nên bán rẻ
- Xe làm ăn, một tháng chỉ đi 1 ngày lấy hên, nên Kilomet cực thấp
- Xe chỉ đi cafe buổi tối, mua bán tại nhà cho yên tâm
- Trải nghiệm xong nên nhượng lại cho anh em
- Xe của ông anh mua lâu rồi mà toàn đi công tác xa nhà
- Để lâu không chạy tới, thấy phí nên bán rẻ
- Xe nhà sử dụng, loanh quanh 2 quận, bao chưa ra khỏi cầu sài gòn
- Mới lắm chỉ thiếu cái thùng
- Mới mua thêm xe mà nhà chật quá nên bán
- Vợ có bầu nên bán
- Thiếu tiền nên cần bán rẻ
- Nhà chạy cần bán ko qua trung gian
- Mua mới chạy kỷ trùm mền nhiều hơn chạy
- Do dư dùng nên mình cần bán xe
- Không có thời gian chạy nên bán lại cho anh em
Tin bán chuyên nhưng rao “Nhà mua xe mới cần bán”Và hàng trăm lí do “rất hoàn cảnh” mà cò lái có thể nghĩ ra. KENSA phải kính nể vì những tay này có năng khiếu chẳng kém nhà thơ.
Bạn nên làm gì để tự bảo vệ mình khi mua xe cũ trên Chợ tốt?
- Kèo càng thơm, càng phải đề phòng. Miếng phô mai miễn phí chỉ nằm trong bẫy chuột.
- Luôn tỉnh táo và không tin bất cứ người bán nào.
- Hãy học cách khôn ngoan khi xem xe cũ
3 Cách khôn ngoan giúp bạn không bao giờ bị lừa khi đi mua xe cũ
Cho dù là mua xe của người quen hay người lạ, của chính chủ hay là của cửa hàng, cò lái núp bóng. 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn tự tin mua được chiếc xe còn tốt, tiết kiệm được kha khá tiền.
Cách 1: Tìm hiểu dần để biết cách tự đi xem xe
- Ưu điểm: tự chủ động, tự tin vào bản thân.
- Nhược điểm: khá mất thời gian, đòi hỏi phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi
Cách 2: Nhờ bạn bè, người thân đi xem xe
- Ưu điểm: an tâm vì có người cùng đi
- Nhược điểm:
- Người quen có thể mắc sai lầm và “không am hiểu về xe” như bạn nghĩ.
- Nếu lỡ mua nhầm xe nát, bạn rất khó trách họ vì ngại ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa 2 người.
- Cuối cùng, bạn vẫn là người phải chịu mọi thiệt hại.
- Nên đọc: 5 câu hỏi trắc nghiệm để biết người quen có phải là chuyên gia xe cũ hay không?
Cách 3: Nhờ công ty thẩm định xe chuyên nghiệp
- Ưu điểm: an tâm, có gì còn chửi, còn kiện được. Đỡ mất thời gian tìm hiểu kỹ thuật xe (nhất là chị em phụ nữ).
- Nhược điểm: phát sinh phí dịch vụ (giống cách 2).
- Tìm hiểu thêm: Công ty thẩm định xe có thể giúp bạn loại trừ rủi ro như thế nào?